Mở đầu bằng mẩu chuyện về Đức Khổng Tử, tuy không dài nhưng làm mình suy nghĩ hồi lâu
Chuyện kể rằng Khổng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn tự cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ xin về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy.Tử Cống thấy vậy hỏi thầy:
– Sang ngăn không cho tên Mỗ này làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ!
---
Trung tuần tháng Tám, mình có cơ hội tham gia lớp Triết học của một phó giáo sư khá nổi tiếng. Có nhiều cái để học, để nhớ, nhưng có lẽ tâm đắc nhất với mình là cơ hội tiếp cận với Thuyết Chính danh của triết học Nho gia. Đó là vì sao phần mở đầu của bài này có một câu chuyện ngắn về đức Khổng Tử.
Xã hội loạn do con người sống không chính danh, muốn thái bình phải thực thi được Thuyết Chính danh. Người nào mang danh nào được thực hiện những quyền mà danh đó cho phép và phải thực hiện bằng được các yêu cầu mà danh đó đòi hỏi, nếu không phải chuyển sang một danh khác tương ứng với khả năng, điều kiện của mình.
Lâu lâu được một cú đấm làm thức tỉnh tâm hồn. Tự dưng mình gắn bản thân với bài học và vui sướng nhận ra, rằng, hóa ra mình không phù hợp với cái danh hiện tại (!) Mình là thằng Mỗ mang danh vớ vẩn, đã được những người chính danh can gián nhưng lại cố chấp đâm đầu. Điều này cũng lí giải cho những suffer về sau - suffer toàn diện trên tất cả mọi thứ, mà mình cố tìm câu trả lời. Vậy làm sao để thoát khỏi đau khổ triền miên? Tự thay đổi mình, tự tìm một cái danh xứng đáng hơn với cái danh hiện tại đang mang.
Vậy là .. hết? Thực tế đúng là vậy, vì cả năm qua thứ mình tự hào nhất, thành tựu lớn nhất không phải là làm được cái A, được tặng cái B, không phải là những cái vật chất cầm nắm được mà là sự .. giác ngộ, tỉnh thức.
Đôi khi câu trả lời cho mọi vấn đề nằm ngay trước mắt, chỉ có điều ta không đủ tỉnh táo (hoặc không muốn) nhận ra!
Xuân 2025
---
Tất nhiên, "tỉnh thức" không khiến mình ôm bình bát đi theo thầy Minh Tuệ (nhưng cũng có thể!)
No comments:
Post a Comment